YÊU CẦU CỦA LUẬT DI TRÚ MỸ VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH, KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG EB-3 TẠI MỸ ĐỂ CÓ THỂ ĐƯỢC PHÉP TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG EB-3 NƯỚC NGOÀI

Để một hồ sơ xin visa lao động EB-3 có thể được chấp nhận và cấp visa, công ty tuyển dụng lao động tại Mỹ và người lao động tại Việt Nam phải ĐỒNG THỜI thỏa mãn TẤT CẢ các điều kiện sau đây theo quy định của pháp luật di trú Mỹ:

I – Điều kiện đối với người lao động tại Việt Nam:

1 – Đối với diện visa lao động EB-3 có tay nghề (Skilled workers):

Luật Di trú quy định chung là người lao động phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong cùng công việc được tuyển dụng. Tuy nhiên, Giấy phép lao động (LCA) do Bộ lao động Mỹ cần thường yêu cầu chi tiết hơn về kinh nghiệm làm việc, bằng cấp chuyên môn, trình độ học vấn, … tùy thuộc theo các thông tin quảng cáo của người chủ lao động tại Mỹ. Ví dụ như có 01 vị trí tuyển dụng là lập trình web do 1 công tại California, Mỹ tuyển dụng, yêu cầu ứng viên phải có ít nhất là 04 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình web; và phải có bằng cử nhân 04 năm về lập trình, …

2 – Đối với diện visa lao động định cư không có tay nghề (Unskilled workers):

Lưu ý là, diện này chỉ đòi hỏi chung là ÍT HƠN 02 NĂM KINH NGHIỆM, chứ không có nghĩa là không cần bằng cấp, kinh nghiệm theo như những gì các công ty dịch vụ visa lao động EB-3 tại Việt Nam đang quảng cáo.

Thực tế, theo luật di trú, giấy phép lao động có yêu cầu người lao động cũng phải có kinh nghiệm làm việc (ít hơn 02 năm), và phải thỏa mãn 1 số điều kiện và bằng cấp, trình độ học vấn như tốt nghiệp cấp 3 tại Mỹ, …, hay phải có bằng nails, …..

Do vậy, Khách hàng Việt Nam cần lưu ý, trước khi ký kết với các công ty dịch vụ visa lao động EB-3 tại Việt Nam, cần phải yêu cầu các công ty này cung cấp đầy đủ, chi tiết các quảng cáo tuyển dụng của người chủ lao động bên Mỹ, để xem các điều kiện tuyển dụng cụ thể trong các quảng cáo này, nhằm xem xét mình có thỏa mãn điều kiện tuyển dụng hay không. Vì nếu không đủ điều kiện tuyển dụng mà vẫn ký kết hợp đồng, thì có thể sẽ bị mất tiền phí luật sư, thủ tục, visa, ….

II – Điều kiện đối với người CHỦ LAO ĐỘNG tại Mỹ:

Để được phép tuyển dụng lao động nước ngoài vào Mỹ làm việc và định cư theo diện visa lao động EB-3, người CHỦ LAO ĐỘNG tại Mỹ BẮT BUỘC phải thực hiện theo đúng quy trình sau đây do Luật Di trú quy định:

KẾ HOẠCH MỞ RỘNG QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH & TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ =====> KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH =====> QUẢNG CÁO TUYỂN DỤNG CÔNG KHAI, RÕ RÀNG TẠI MỸ =====>NẾU KHÔNG THỂ TUYỂN DỤNG ĐƯỢC TẠI MỸ, LIÊN HỆ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM =====> NỘP ĐƠN XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (LCA) CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM =====> NỘP ĐƠN BẢO LÃNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẾN SỞ DI TRÚ =====> NGƯỜI LAO ĐỘNG PHỎNG VẤN TẠI VĂN PHÒNG USCIS (TẠI MỸ) VÀ NHẬN COMBO CARD, THẺ XANH HOẶC TẠI LÃNH SỰ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM =====> NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬN VISA VÀ ĐẾN MỸ, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ LÀM VIỆC CHO CHỦ LAO ĐỘNG ÍT NHẤT 01 NĂM THEO QUY ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG =====> NGƯỜI CHỦ LAO ĐỘNG NỘP ĐƠN XIN THẺ XANH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

NẾU NGƯỜI CHỦ LAO ĐỘNG VI PHẠM CHỈ 01 TRONG BẤT CỨ CÁC BƯỚC TRÊN ĐÂY, THÌ KHẢ NĂNG CAO LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC NHẬN VISA LAO ĐỘNG VÀ ĐẾN MỸ LÀM VIỆC VÀ ĐỊNH CƯ!

1 – Bước 1: Kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh & Tuyển dụng nhân sự:

Người chủ lao động phải có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cụ thể để chứng minh:

– Công việc tuyển dụng lao động là có thật;

– Số lượng lao động dự định tuyển dụng là phù hợp với kế hoạch kinh doanh, quy mô mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.

2 – Bước 2: Kế hoạch tài chính:

Người chủ lao động phải xây dựng kế hoạch tài chính khả thi để chứng minh được các vấn đề sau:

– Việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh là có thật, chứ không phải để mua bán giấy phép lao động, visa lao động;

– Người chủ lao động đủ khả năng tài chính lành mạnh theo yêu cầu của Luật Di trú trong việc có khả năng trả lương cho TẤT CẢ công nhân đang làm việc, những lao động EB-3 mà công ty đang nộp đơn xin giấy phép lao động, và tất cả những lao động EB-3 có hồ sơ I-140 đang chờ Sở Di trú giải quyết từ khi nộp đơn xin giấy phép lao động cho đến khi người lao động EB-3 được cấp thẻ xanh, thường là khoảng 3 -5 năm.

Như vậy, có thể thấy rõ trách nhiệm của người chủ lao động phải chứng minh có đủ khả năng tài chính lành mạnh để có thể tuyển được lao động EB-3 là rất quan trọng. Hầu hết, các đơn xin visa lao động EB-3 cho người lao động Việt Nam bị Sở Di trú Mỹ từ chối vì lý do này.

3 – Bước 3: Quảng cáo tuyển dụng công khai, rõ ràng tại Mỹ:

Luật Di trú Mỹ yêu cầu người chủ lao động TRƯỚC TIÊN phải đăng quảng cáo tuyển dụng công khai, rõ ràng tại Mỹ trước, sau đó, nếu không tuyển dụng được người lao động hợp pháp tại Mỹ, hoặc tuyển không đủ số lượng, thì mới được phép tuyển lao động EB-3 nước ngoài.

Việc đăng quảng cáo công khai thường được hiểu là thông tin tuyển dụng phải được đăng trên Mục tuyển dụng của website chính thức của công ty, trên những trang web về việc làm phổ biến như Linkedin, Facebook của công ty, các tờ báo địa phương. Thông tin tuyển dụng trên Internet phải được duy trì liên tục từ khi bắt đầu đăng cho đến khi kết thúc quá trình người lao động EB-3 nhận được thẻ xanh, thường là khoảng 3 – 5 năm. Thông tin tuyển dụng đăng trên các tờ báo địa phương phải được duy trì trong một khoảng thời gian hợp lý, thường là 1-2 tháng kể từ khi bắt đầu đăng. Như vậy, có thể hiểu là việc đăng quảng cáo tuyển dụng này phải liên tục và kéo dài nhằm đảm bảo là công ty không thể tuyển được người lao động hợp pháp tại Mỹ trong suốt quá trình tuyển dụng lao động nước ngoài EB-3.

Thực tế là hiện nay, hầu hết tất cả các công ty đang có thông tin tuyển dụng lao động EB-3 đăng trên các trang web của các công ty dịch vụ visa lao động EB-3 tại Việt Nam đều không thỏa mãn được yêu cầu này của Luật Di trú Mỹ.

Nội dung quảng cáo tuyển dụng phải mô tả rõ về vị trí công việc, nhiệm vụ, số lượng lao động cần tuyển, bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, nơi làm việc, mức lương, và các tiêu chí yêu cầu khác.

4 – Bước 4: Liên hệ với người lao động Việt Nam

Người chủ lao động bên Mỹ, sau khi đã thực hiện đầy đủ tất cả các bước từ 1 – 3, mà không thể tìm được ứng viên là công dân Mỹ, thường trú nhân, hay các diện được phép làm việc hợp pháp ở Mỹ khác, thì mới được phép liên hệ với người lao động Việt Nam (bao gồm những người đang ở Việt Nam và những người đang ở hợp pháp tại Mỹ như du khách, du học sinh, …).

Người chủ lao động có thể liên hệ tìm kiếm trực tiếp người lao động Việt Nam hoặc thông qua các dịch vụ môi giới lao động bằng hình thức hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, Người chủ lao động và dịch vụ môi giới không được có những hành vi nhận tiền phí từ người lao động để thực hiện việc xin giấy pháp lao động, visa hay nộp hồ sơ bảo trợ thẻ xanh cho người lao động, vì luật pháp Mỹ nghiêm cấp việc này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, và có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

5 – Bước 5: Nộp đơn xin giấy phép lao động (LCA) cho người lao động Việt Nam:

Trong hồ sơ xin giấy phép lao động, người chủ lao động phải nêu rõ ràng, chi tiết về vị trí, tính chất công việc tuyển dụng, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc cần thiết, mức lương, phụ cấp cụ thể, nơi làm việc cụ thể, …. Đặc biệt là mức lương nêu trong đơn xin giấy phép lao động phải bằng hoặc cao hơn mức lương đã đăng trong quảng cáo tuyển dụng tại Mỹ, và không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Liên bang và tiểu bang quy định. Nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện về giấy phép lao động, thì Bộ Lao động sẽ xem xét và cấp giấy phép lao động (LCA) cho người lao động trong vòng 6 tháng – 24 tháng. Lưu ý là Giấy phép lao động (LCA) do bộ Lao động cấp khác xa hoàn toàn so với giấy phép làm việc (work permit) do Sở Di trú cấp. Người nhận LCA chưa được phép làm việc tại Mỹ mặc dù họ đang có mặt tại Mỹ bằng visa du lịch, du học. Trái lại so với LCA, nếu nhận được work permit do Sở Di trú cấp, họ được phép làm việc ngay. Như vậy, người lao động cần phải lưu ý về nội dung này, bởi vì nhiều người đang ngộ nhận là có LCA do bộ lao động cấp thì sẽ được phép làm việc ngay nếu đang ở Mỹ.

6 – Bước 6: Nộp đơn bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đến Sở Di trú:

Sau khi người lao động được cấp Bộ lao động cấp giấy phép lao động (LCA), người chủ lao động có thể tiến hành nộp hồ sơ đến Sở Di trú (USCIS) để xin cấp visa lao động EB-3 cho người lao động. Hồ sơ nộp đến Sở Di trú phải chứng minh được người chủ lao động và người lao động thỏa mãn tất cả các điều kiện do luật di trú và luật lao động quy định. Nếu hồ sơ thỏa mãn tất cả các điều kiện, Sở Di trú sẽ chấp thuận (approval) hồ sơ và xem xét, chuyển sang Trung tâm Visa (NVC) để xử lý thủ tục cấp visa cho người lao động. Trong trường hợp

7 – Bước 7: Người lao động phỏng vấn xin visa lao động EB-3:

Bộ Ngoại giao Mỹ, mà đại diện là cơ quan lãnh sự (Đại sứ quán, Lãnh sự quán Mỹ) tại Việt Nam sẽ có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ hồ sơ xin cấp visa lao động EB-3. Lãnh sự quán Mỹ có quyền từ chối cấp visa nếu phát hiện thấy có bất cứ vi phạm nào trong hồ sơ hoặc là trong quá trình phỏng vấn. Đặc biệt, viên chức lãnh sự sẽ chú ý năng lực thực sự của công ty tuyển dụng, việc quảng cáo tuyển dụng bên Mỹ, và hiện tại nhu cầu tuyển dụng lao động EB-3 của công ty có còn cần thiết nữa hay không, đã có sẵn lao động tại Mỹ hay chưa…

Lưu ý: Mặc dù có một số người đang hiện diện hợp pháp ở Mỹ có diện visa (tình trạng không di trú) được phép xin chuyển sang trình trạng visa lao động EB-3, nhóm này bao gồm các diện visa làm việc không định cư như visa H1-B, L,… nhưng thực tế hiện này có nhiềj khách du lịch (visa B1/B2) và du học sinh (visa F1) cũng nộp hồ sơn xin chuyển sang tình trạng visa lao động EB-3. Việc khách du lịch hay du học sinh xin chuyển sang tình trạng EB-3, nếu xét về mục đích vì dụ như là xin visa B1/B2 hay F1 mà mục đích là để vào Mỹ nộp hồ sơ visa lao động EB-3 và chờ đợi để đi làm là vi phạm nghiêm trọng luật di trú Mỹ.

8 – Bước 8: Nếu phỏng vấn thành công, người lao động và gia đình sẽ được nhận visa lao động EB-3 (thường là có thời hạn 01 năm) để đến Mỹ.

Sau khi đến Mỹ, người lao động phải cam kết làm việc cho chủ lao động ít nhất 01 năm. Sở Di trú sẽ cấp cho người lao động bộ gọi là “COMBO CARD”. Combo Card là sự kết hợp giấy phép làm việc (work permit) và travel document (Form I-131), và có hình thức rất giấy với hình dạng của thẻ xanh (Form I-551). Do vậy, một số người lao động vẫn nhầm lẫn là họ và gia đình đã nhận được thẻ xanh sau khi đến Mỹ, nhưng thực chất là họ chỉ nhận Combo Card mà thôi. Combo Card có thời hạn là 01 năm. Nếu người lao động làm việc liên tục cho người chủ lao động, và không có vi -phạm nào xảy ra, thì sau 01 năm người chủ lao động phải nộp đơn lên sở di trú đề xin cấp thẻ xanh (quy chế thường trú nhân) cho người lao động.

Lưu ý: Combo Card, như đã giải thích rõ ở trên, thực chất chỉ là sự kết hợp (Combination) giữa giấy phép làm việc (work permit) và giấy phép đi ra nước ngoài (travel document), và không đảm bảo bất cứ điều gì về việc người lao động và gi đình họ sẽ nhận được thẻ xanh để định cư lâu dài tại Mỹ.

9 – Bước 9: Người chủ lao động nộp hồ sơ đến Sở Di trú để xin cấp thẻ xanh cho người lao động và người thân của họ:

Kể từ thời điểm nhận được Combo Card, người lao động mới được phép làm việc, và chỉ được phép làm việc cho người chủ lao động này mà thôi, không được làm cho các công ty, hãng xưởng khác. Người lao động cũng chỉ được phép làm việc tại các địa điểm đã được nêu rõ trong giấy phép lao động (LCA).

Thông thường, điều kiện làm việc rất khắc nghiệp, và người lao động, cũng như người chủ lao động phải tuân thủ tất cả các yêu cầu của luật di trú trong suốt thời gian kể từ thời điểm người lao động được nhận Combo Card cho đến khi Sở Di trú chấp nhận (approval) hồ sơ xin thẻ xanh (Form I-485) do người chủ lao động nộp lên, thì lúc đó người lao động mới có thể yên tâm về tình trạng định cư của mình. Nếu trong suốt thời gian này, mà có bất cứ vi phạm hay bất cứ sự kiện nào dưới đây xảy ra, thì Sở Di trú sẽ không chấp nhận hồ sơn xin thể xanh của người lao động. Và hậu quả là người lao động và gia đình họ buộc phải trở về Việt Nam. Những vi phạm và sự kiện có thể như sau:

a. Về người lao động:

– Tự ý bỏ việc giữa chừng;

– Bị vi phạm kỷ luật lao động và bị sa thải;

– Bị mất việc vì công ty thu hẹp sản xuất kinh doanh, hay bị phá sản, giải thể;

– Nghỉ việc riêng hay đi du lịch mà không được sự đồng ý của người chủ lao động;

– Vi phạm luật di trú, luật thuế, phạm tội hình sự, như trộm cắp, hay say rượu lái xe (DUI), …

b. Về Người chủ lao động:

– Phá sản, giải thể, hay thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh;

– Cố tình tạo ra điều kiện làm việc khắc nghiệt để người lao động không thể chịu đựng được và bỏ việc;

– Sả thải người lao động theo quy định “at-will”;

– Không có đủ khả năng tài chính để trả lương cho tất cả người lao động;

– Trả mức lương cho người lao động EB-3 thấp hơn mức lương quy định trong giấy phép lao động (LCA);

– Gian lận thuế thu nhập, các khoản thuế an sinh, bảo hiểm cho người lao động;

c. Lý do khách quan:

– Có người lao động hợp pháp tại Mỹ nộp đơn xin vào làm việc ở các vị trí này;

– Bất cứ ly do khách quan nào mà làm thay đổi nộp dung LCA và hồ sơ visa lao động EB-3.

III. Các lưu ý quan trọng:

– Theo quy định của pháp luật lao động Mỹ, quan hệ lao động giữa người chủ lao động và người lao động diện lao động phổ thông thường là quan hệ theo thiện chí (at-will). Điều này có nghĩa là giữa họ không có mối quan hệ rành buộc về hợp đồng lao động như thời hạn hợp đồng, … và đặc biệt là người chủ lao động có quyền sa thải người lao động bất cứ lúc nào và không cần phải có lý do gì cả.

– Nếu người chủ lao động có dã tâm và cấu kết với dịch vụ di trú để chiếm đoạt tiền của người lao động, thì họ có dư khả năng để làm việc này. Họ chỉ việc đơn giản là sa thải người lao động!

– Việc sử dụng visa du lịch hay du học để sang Mỹ nhằm mục đích chờ đợi để làm việc theo diện visa lao động EB-3 là vi phạm luật di trú;

– Combo Card KHÔNG phải là thẻ xanh, mặc dù hình thức rất giống thẻ xanh; do vậy, không đảm bảo bất cứ điều gì về tình trạng thường trú nhân của người lao động.

– Người chủ lao động vẫn phải tiếp tục quảng cáo tuyển dụng tại Mỹ cho đến khi người lao động EB-3 nhận được thẻ xanh. Như vậy, nếu trong thời gian mà người lao động nhận Combo Card và làm việc, mà có người lao động ở Mỹ nộp đơn vào làm việc cùng vị trí, thì người lao động EB-3 cũng sẽ không được cấp thẻ xanh, và buộc phải về Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *